Ưu nhược điểm khi kinh doanh thực phẩm nhập khẩu?

Kinh doanh thực phẩm đang là xu thế ưa chuộng hiện nay, lựa chọn hàng Việt Nam đã quá quen thuộc và nhiều đối thủ cạnh tranh, còn thực phẩm nhập khẩu đang là hướng đi mới mẻ nhưng không phải ai cũng kinh doanh thành công.

Nhược điểm

1. Vốn lớn: Thực phẩm nhập khẩu bao giờ giá cũng cao hơn hàng Việt Nam từ 2 – 4 lần. Do đó, để kinh doanh mặt hàng này bạn cần phải có nguồn vốn lớn.

Vốn lớn là rào cản với nhiều người mới bắt đầu kinh doanh thực phẩm nhập khẩu (Ảnh: Internet)

2. Kén khách: Vì giá cao nên thực phẩm nhập khẩu thường chỉ thích hợp cho khách hàng khá giả.

3. Nguồn hàng thiếu ổn định: Khác với hàng Việt Nam “cần là có” vì nguồn hàng được sản xuất trong nước nên khả năng cung ứng rất nhanh. Hàng nhập khẩu phải vận chuyển từ nước ngoài về với rất nhiều thủ tục hải quan, kiểm định… chưa kể đến các yếu tố bất khả kháng như bão lũ, thiên tai làm ảnh hưởng đến thời gian vận chuyển.

Ưu điểm

Tuy nhiên, thực phẩm nhập khẩu vẫn có nhiều ưu điểm để lựa chọn kinh doanh.

1. Lợi nhuận cao: Giá vốn cao gấp 2 – 4 lần nhưng lợi nhuận cao hơn 5 – 10 lần so với kinh doanh thực phẩm Việt Nam.

2. Sản phẩm độc đáo, chất lượng tuyệt vời: Ở các nước phát triển có yêu cầu rất khắt khe đối với thực phẩm, chính vì vậy chất lượng là điều không thể bàn cãi đối với mặt hàng này. Ngon và bổ dưỡng chính là yếu tố được rất nhiều khách hàng lựa chọn.

Thực phẩm nhập khẩu chất lượng tuyệt vời (Ảnh minh họa: Internet)

3. Ít đối thủ cạnh tranh: Hàng Việt Nam bạn có thể thấy rất nhiều ở chợ, siêu thị, tạp hóa… nhưng hàng nhập khẩu không phải đâu cũng có. Ít đối thủ sẽ ít rủi ro hơn.

Bí quyết thành công

Không gì là hoàn hảo, kinh doanh bất kì ngành hàng nào cũng đều có ưu nhược điểm của nó, nắm được thế mạnh và hiểu được điểm yếu của bản thân sẽ giúp bạn tăng tỉ lệ thành công. Tham khảo ngay một số bí quyết dưới đây:

1. Xác định đúng đối tượng khách hàng: Bạn không thể mở cửa hàng ở 1 vùng nông thôn nào đó được, hàng nhập khẩu mắc tiền chỉ thích hợp với khách hàng khá giả.

2. Lựa chọn sản phẩm phù hợp với đối tượng khách hàng của bạn

3. Lựa chọn sản phẩm theo mùa, mùa nào bán món đó. Mùa trung thu bán bánh trung thu, mùa tết bán ngũ cốc, bánh hộp, mứt…

Phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu sẽ giúp bạn thành công (Ảnh: Internet)

Ở bất kỳ ngành hàng nào cũng đều có ưu nhược điểm của riêng nó, biết phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của mình sẽ giúp bạn thành công.

Ở trên là một số chia sẻ để giúp bạn tăng tỉ lệ thành công và giảm thiểu thất bại. Nếu bạn có nhu cầu kinh doanh thực phẩm nhập khẩu vui lòng tham khảo qua một số sản phẩm của chúng tôi tại website này. Chúc các bạn thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *